Our Presentation

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Sponsor

Text Widget

Site Links

Blog Archive

Ads

Malwares

Chatting Softs

Transfer Files

Media Players

Download Manager

Window

Torrents Soft

Browsers

Developer Tools

Botton Ad

Ads

Popular Posts

Pages

Categories

Our Profile

Buy

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Công ty tài chính đau đầu tìm vốn

Không được huy động từ dân cư, khó vay liên ngân hàng vì thiếu tài sản đảm bảo, hoạt động phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi cũng ngày một khó khăn khiến các công ty tài chính chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn tự có.

Là loại hình tổ chức tín dụng hoạt động phổ biến tại Việt Nam cũng như thế giới với hình thức cho vay tín chấp (không cần tài sản bảo đảm), song lâu nay, các công ty tài chính vẫn bị mang tiếng bởi lãi suất cho vay rất cao nếu so sánh với ngân hàng.

Khác với ngân hàng, theo quy định, công ty tài chính không được phép huy động tiền gửi ngắn hạn từ dân cư. Thay vào đó, nguồn vốn đem cho vay của họ chủ yếu đến từ huy động vốn trung và dài hạn (thông qua phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu... cho các tổ chức, doanh nghiệp). Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các công ty tài chính luôn từ 210 đến 230%. Có nghĩa là, trong 10 đồng cho khách hàng vay, công ty tài chính huy động được từ phương thức này chỉ khoảng 4-5 đồng, phần còn lại phải trông chờ vào những nguồn khác.

cong-ty-tai-chinh-dau-dau-tim-von

Công ty tài chính phải huy động vốn với lãi suất rất cao. Ảnh: Anh Quân.

Nguồn khác ở đây, theo lãnh đạo một công ty tài chính, đến từ đi vay trên liên ngân hàng hoặc vay nước ngoài và phần lớn là vốn tự có do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mẹ cấp từ đầu. Vị này tiết lộ, lãi suất vay lại của các ngân hàng có thể tới 17-20% một năm, tuy nhiên, ông này cho biết, lãi suất cao vẫn còn hơn là không được vay.

"Thực tế nhiều cán bộ nguồn vốn của chúng tôi gần đây làm việc với các nhà băng đều bị từ chối bởi chúng tôi không có tài sản đảm bảo do phần lớn cho vay tiêu dùng tín chấp", ông cho biết.

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo một ngân hàng thừa nhận, ông và nhiều đồng nghiệp đã từ chối cấp hạn mức cho vay với công ty tài chính vì hoạt động cho vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Cho vay tiêu dùng tín chấp không có tài sản đảm bảo nên bản chất là những khoản nợ dưới chuẩn. Giờ các ngân hàng phải thận trọng hơn, nhất là phải duy trì mức nợ xấu theo chỉ đạo của Thống đốc, phải luôn nhỏ hơn 3%", vị này nói.

Với các công ty tài chính ngoại, được sự hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ, việc huy động vốn được xem là "dễ thở" hơn. Ví dụ như, ngoại trừ vay vốn trên liên ngân hàng, các công ty này còn đươc tập đoàn mẹ ở nước ngoài cấp vốn hoặc đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngoại lãi suất thấp hơn. Trong khi đó, họ lại có kinh nghiệm trong quản trị, điều tiết chi phí nên lợi nhuận càng cao.

Một chuyên gia là lãnh đạo Học viện Ngân hàng nhận xét: "Nhìn chung, các công ty tài chính tiêu dùng không huy động được vốn bên ngoài, họ phần lớn trông chờ vào vốn được ngân hàng mẹ (với công ty tài chính nội) hoặc tập đoàn mẹ ở nước ngoài (với công ty ngoại) cấp. Do đó, ai vốn mạnh thì sẽ dễ chiếm được thị phần lớn. Đây cũng là một trong những lý do khiến thị phần tài chính tiêu dùng Việt Nam phần lớn nằm trong tay các công ty ngoại như Home Credit, Prudiential Finance...".

Đó cũng là lý do mà một vài lãnh đạo ngân hàng nội địa tiết lộ không có ý định lập công ty tài chính, bất chấp làn sóng này đang nở rộ và bản thân nhà băng của họ đang theo đuổi mục tiêu phát triển bán lẻ. Tổng giám đốc ngân hàng cổ phần trụ sở ở Hà Nội nói thẳng: "Công ty tài chính không ngon ăn như mọi người tưởng, bởi bài toán huy động vốn ở đâu thực sự không đơn giản. Một, hai năm trước khi cơ chế chưa rõ ràng, tưởng dễ làm. Nay Thông tư 36 có hiệu lực càng siết chặt hơn quy định, cấm ngân hàng mẹ tìm cách đẩy vốn cho công ty con nên các công ty tài chính phải tìm đến nguồn vốn với chi phí khá đắt"

Hiện HDBank, Martime Bank, SHB, VPBank, Techcombank... đều đã có công ty tài chính thông qua việc mua lại vốn của công ty tài chính cũ hoặc sáp nhập... Tuy nhiên, ngoài VPBank, HDBank mua lại từ các công ty ngoại, những đơn vị khác đều chưa có sự đột phá với công ty tài chính mới của mình.

Không thể phủ nhận những lợi ích xã hội do công ty tài chính mang lại như tạo động lực cho người thu nhập thấp, mở rộng các hoạt động nhằm nâng cao đời sống, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân do có điều kiện tiếp cận các thiết bị tiêu dùng hiện đại…, tuy nhiên những bất cập trong công tác quản lý và vận hành những công ty này cũng cần được nghiêm túc xem xét để tránh thiệt hại cho cả đôi bên.

Kỳ Duyên



from Kinh doanh - VnExpress RSS http://ift.tt/1lgGOgd
via IFTTT Thông tin nhà đất, chia sẻ tin tức tự động. Xem thêm về Đệm bông ép

0 on: "Công ty tài chính đau đầu tìm vốn"